Trên thực tế, có nhiều người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm gốm sứ, đã gặp khó khăn trong việc phân biệt gốm và sứ. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc chọn lựa mà còn cho việc định giá sản phẩm. Cùng tìm hiểu cách phân biệt đồ gốm và đồ sứ nhé!
1Thế nào là sứ và gốm?
Gốm là một loại vật dụng đã có từ lâu đời
Gốm là một loại vật dụng đã có hơn 25.000 năm, được sử dụng trong xây dựng công trình, dinh thự, các món đồ gia dụng quen thuộc như máng nước,... Cách làm gốm được con người phát minh ra ngay từ khi tạo ra lửa và rời hang núi, hốc đá để cất nhà định cư.
Sứ là một dạng vật liệu của gốm
Sứ là một dạng vật liệu của gốm (gốm mịn), thành phần chính là đất sét cao lanh. Gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu trong nhiệt độ từ 1200-1400 độ C (khoảng hơn 2000 độ F). Nhờ sự hình thành thủy tinh và mullite khoáng sản trong các thành phần bị nung nóng ở nhiệt độ cao mà sứ có độ sáng và độ dẻo dai nhất định.
2Sự khác nhau giữa gốm và sứ
Nhiệt độ để nung gốm thấp hơn sứ: Đồ gốm chỉ có nhiệt độ nung từ 700-800 độ C, còn nhiệt độ nung sứ phải từ 1200 độ C trở lên.
Nhiệt độ để nung gốm thấp hơn sứ
Gốm đã nung qua lửa không có men, thường sử dụng chất liệu khô, nên thường được gọi là đồ thô mộc. Còn đồ sứ chính là đồ gốm có tráng men.
Đồ sứ chính là đồ gốm có tráng men
Tùy vào nguyên liệu, kỹ thuật và cách nung khác nhau mà người nghệ nhân có thể tạo ra những loại gốm khác nhau như: gốm đất nung, gốm sành xốp, gốm sành nâu, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ,... Như vậy có nghĩa là, sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Ứng dụng của gốm và sứ: Đồ gốm thường được dùng trong trang trí nhà cửa như bình hoa, lục bình, những bức tranh gốm hay gạch,.... Còn đồ sứ thường là chất liệu để làm đồ gia dụng trong bếp như bàn ăn, bộ trà, ly, chén, muỗng,...
Đồ gốm dùng để trang trí, trưng bày
-
Đồ sứ dùng để làm dụng cụ ăn uống
Vì đồ sứ được nung ở nhiệt độ cao và tráng men, đồ sứ sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của chúng ta vì không tạo ra các chất độc hại khi sử dụng. Còn đồ gốm thường được sử dụng cho đồ trang trí bởi sự trang trọng và cổ kính.
3Cách phân biệt đồ gốm và sứ
Cách phân biệt đồ gốm và sứ
Có nhiều cách để phân biệt đồ gốm và đồ sứ:
Bạn có thể gõ nhẹ lên thành sản phẩm bằng một chiếc đũa hay thanh kim loại. Đồ sứ sau va chạm sẽ phát ra tiếng kêu thanh và ngân dài hơn đồ gốm.
Một cách khác là kiểm tra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm có kết cấu giòn, xốp nên độ cứng của gốm không cao nên lớp men được phủ kín tuyệt đối. Đồ sứ có lớp men tráng không kín, thường mịn, căng và bóng hơn.
Men gốm là một lớp thủy tinh có độ dày từ 0,15–0,4 mm được phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên nhẵn, bóng sít đặc. Men gốm là một hệ phức tạp gồm nhiều oxide như Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2...