.
.
.
.
.

7 Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ CHUẨN XÁC NHẤT

Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ như thế nào ? Gốm sứ cổ là những vật đã xuất hiện trong khoảng thời gian rất lâu về trước. Chúng có giá trị cao về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều gốm sứ cổ bị làm giả, khó phân biệt. Trong bài viết này, cùng gomquynhuong.com tìm hiểu 7 cách nhận biết gốm sứ cổ chuẩn xác nhất nhé.

1. Định nghĩa về gốm sứ cổ
Những đồ vật bằng sứ, gốm có niên đại nhiều năm về trước, có hình dạng, hoa văn riêng biệt gọi là gốm sứ cổ. Chất liệu, họa tiết trên gốm sử và đặc biệt là thời gian của gốm sử cổ làm nên giá trị của nó. Thông thường, mỗi loại gốm sứ cổ chỉ có duy nhất 1 sản phẩm, nên giá trị của nó lại càng được trân trọng.

Đồ gốm sứ cổ là gì?

2. Các cách nhận biết đồ gốm sứ cổ chuẩn xác nhất
2.1. Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ thông qua điểm gỉ sắt
Đất sét làm gốm sứ thường chứa 1 lượng khoáng chất và tạp chất dạng hạt nhỏ, trong đó có hạt sắt. Sắt là nguyên tố thường bị biến đổi oxy hóa trong môi trường tự nhiên, chuyển sang màu nâu hoặc đen. Các nhà sưu tầm đồ cổ thưởng chú ý đến những điểm gỉ sắt trên gốm sứ để xác định thời gian hình thành của gốm sứ.

Những gốm sứ thời nhà Minh thường có những nốt gỉ sắt trên men trắng xanh. Còn gốm sứ thời nhà Thanh có số lượng điểm gỉ sắt ít hơn.

Đặc điểm này hiện nay đã có thể bị làm giả nhưng đảm bảo không thể hoàn hảo như thật được. Dưới những con mắt tinh anh của những nhà sưu tầm đồ cổ chuyên nghiệp, các nốt giả sắt giả sẽ nhanh chóng bị phát hiện.

Các cách nhận biết đồ gốm sứ cổ

2.2. Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ nhờ sự tuột men
Trước khi đưa vào lò nung, đồ gốm sứ sẽ được tráng 1 lớp bùn chứa Silic Dioxit. Lớp bùn này dưới tác động của nhiệt độ lớn sẽ chuyển thành lớp men trong suốt bao bọc bề mặt đồ gốm, mang đến vẻ óng ả và mượt mà cho mỗi sản phẩm.

Lớp men giúp gốm sứ không bị ngấm nước vào trong và bảo vệ các lớp trang trí trên bề mặt sản phẩm.

Đồ gốm sứ cổ dù cho bị vui trong lòng đất trải qua hàng ngàn thế kỷ vẫn có thể tự làm mới nhờ lớp men chất lượng. Tuy nhiên, với đồ gốm cổ thì lớp men sẽ không quá bóng bẩy, hơi mờ, không có độ phản chiếu quá tốt như đồ gốm sứ mới. Nhờ đó có thể dựa vào sự “tuột men” này để nhận biết đồ gốm sứ cổ.

Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ nhờ sự tuột men

2.3. Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ nhờ mức độ tạp chất
Với tiêu chuẩn sản xuất thời xưa thì tỉ lệ tạp chất trên đồ gốm sứ là không thể không có. Những sản phẩm chất lượng cao được cho là gốm sứ dùng trong hoàng gia, còn những sản phẩm có yếu tố tạp chất thì sẽ được bán với giá thành thấp hơn và gọi là gốm sứ dùng trong thương mại.

Với những sản phẩm gốm sứ dùng trong thương mại, có thể trên vành đế của sản phẩm sẽ dính cát hoặc tro bám vào trong khi nung.

Dựa vào đặc điểm này, cách nhận biết đồ gốm sứ cổ là hỏi trực tiếp người bán. Nếu sản phẩm có dấu hiệu chứa tạp chất nhiều mà người bán vẫn khẳng định là gốm sứ của hoàng gia thì bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ chất lượng của sản phẩm.

Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ nhờ mức độ tạp chất

2.4. Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ thông qua sự co rút của nước men.
Sự co rút của nước men sẽ dẫn đến những vết lõm trên đồ gốm sứ. Các sản phẩm làm bằng gốm sứ thương mại thường có nhiều vết lõm hơn gốm sứ hoàng gia.

Nguyên nhân dẫn đến sự co rút của nước men là: hạt nhỏ hoặc dầu bám trên bề mặt gốm sứ, cản trở nước men bao phủ lên bề mặt gốm sứ. Khi nung, bề mặt không được phủ lớp men nên sẽ co lại tạo thành các vết lõm.

Vết lõm càng lớn thì càng có màu sẫm hơn, nhưng cũng có những vết lõm nhỏ, phải nhìn dưới kính phóng đại mới nhìn thấy được.

Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ thông qua sự co rút của nước men.

2.5. Cách nhận biết đồ gốm sứ cổ thông qua vết rạn
Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ khi nung sẽ làm xuất hiện các vết nứt trên bề mặt gốm sứ. Những vết nứt nhỏ này hay còn có thể gọi là vân rạn hay vết rạn da.

Các sản phẩm gốm sứ hiện nay thường có vết rạn. Có những sản phẩm còn bị rạn toàn bộ bề mặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

2.6. Cách nhận biết đồ gốm sứ qua sự hư hỏng của nước men
Các nét trang trí trên bề mặt gốm sứ thường được bảo vệ bởi lớp men, không chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ cao khi nung. Sau thời gian dài sử dụng thì lớp men do tiếp xúc với môi trường nên có thể bị trôi.

Các vật phẩm đồ gốm sứ cổ thường có lớp men bên ngoài đã bị trôi, hao mòn theo năm tháng.

Cách nhận biết đồ gốm sứ qua sự hư hỏng của nước men

2.7. Cách nhận biết đồ gốm sứ thông qua hiện tượng sò bám
Những sản phẩm đồ gốm sứ được tìm thấy dưới nước, biển sâu thường có hiện tượng bị con sò bám vào.

Vật phẩm bị ngâm chìm càng sâu, càng lâu thì lượng sò bám càng nhiều. Khi được tìm thấy thì cũng rất dễ loại bỏ lớp sò ra khỏi bề mặt gốm sứ.

Đây cũng là 1 cách nhận biết đồ gốm sứ cổ được nhiều người sử dụng.

3. Giá trị của đồ gốm sứ cổ được tạo nên từ đâu?
3.1. Kiểu dáng
Đồ gốm sứ cổ càng có kiểu dáng, cấu trúc đặc biệt thì càng có giá trị lớn.

3.2. Lớp vỏ ngoài
Bao gồm: màu sắc, hoa văn, chạm khắc, lớp men… của đồ gốm sứ cổ. Những hoa văn chạm khắc độc đáo, thể hiện tinh hoa nghệ thuật thời điểm sản xuất, nước men cổ tạo ra những nét đẹp riêng biệt và mang đến giá trị cao cho đồ gốm sứ.

Giá trị của đồ gốm sứ cổ

3.3. Sự toàn vẹn
Những đồ gốm sứ cổ còn nguyên vẹn chắc chắn sẽ có giá trị cao hơn những sản phẩm bị vỡ, sứt mẻ.

3.4. Tuổi thọ
Vì thuộc thể loại đồ cổ nên càng “cổ” càng quý. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những nhà sưu tầm đồ cổ.